Hoàng Thiếu Khanh
Ngọa Bệnh II
Xuân hàn hạ thử cố tương xâm
Nhất ngọa Hồng Sơn tuế nguyệt thâm
Minh kính hiểu khan khai lão sấu
Sài phi dạ tỉnh bế thân ngâm
Thập niên túc tật vô nhân vấn
Cửu chuyển hoàn đan hà xứ tầm
An đắc huyền quan minh nguyệt hiện
Dương quang hạ chiếu phá quần âm
( Xuân lạnh hè ấm cứ tranh nhau
Nằm dưới núi Hồng năm tháng sâu
Buổi sáng soi gương thấy mình già háp
Đêm vắng gài cửa ôm thân rên xiết
Mười năm bệnh cũ không ai hỏi
Chín bận thuốc tiên tìm xứ nào
Nếu được trăng sáng soi cửa sổ
Ánh sáng chiếu xuống làm tan bóng tối âm u )
Nằm bệnh II
Xuân lạnh hè ấm cứ tranh nhau
Núi Hồng nằm bệnh tháng năm sâu
Sáng soi gương thấy mình già háp
Đêm đóng cửa sài ôm xác đau
Mười năm bệnh cũ không ai hỏi
Chín lượt thuốc tiên khó mà cầu
Ánh trăng được chiếu vào khung cửa
Phá nát màu đen đêm hút sâu
( HTK)
Bài Tạp Ngâm 1 sắp tới là một trong những bài thơ tuyệt tác
trong tập Dưới Chân Núi Hồng. Hai câu đầu là một bằng chừng cụ
thể:
Tạp Ngâm I
Thu thanh nhất dạ độ Lam Hà
Vô ảnh vô hình nhập ngã gia
Vạn lý Tây phong lai bạch phát
Nhất song thu sắc tại hoàng hoa
Bách niên ai lạc hà thời liễu
Tứ bích đồ thư bất yếm đa
Đình thực cô tùng cao bách xích
Bất tri thanh đế nại nhân hà
( Tiếng thu một tối lướt qua sông Lam
Không ảnh không hình vào nhà ta
Muôn dậm gió Tây đùa tóc bạc
Một thanh cửa sổ thu đọng hoa vàng
Trăm năm buồn sướng bao giờ dứt
Bốn vách sách vở đầy không lo nhiều
Trước sân cây tùng cao trăm trượng
Không biết chúa xuân làm được gì người trồng)
Tiếng thu một tối lướt Lam Hà
Không ảnh không hình vào nhà ta
Ngàn dậm gió tây đùa tóc bạc
Một thành cửa sổ giọng vàng hoa
Trăm năm buồn sương bao giờ dứt
Bốn vách đồ thư mấy cũng vừa
Trước cửa cây tùng cao trăm trượng
Chúa xuân không biết làm gì ta?
( HTK)
Tạp Ngâm II
Long Vỹ giang đầu ốc nhất gian
U cư sầu cực hốt tri hoan
Đạt nhân tâm cảnh quang như nguyệt
Xử sĩ môn tiền thanh giả san
Chẩm bạn thúc thư phù bệnh cốt
Đăng tiến đấu tửu khởi suy hoan
Táo đầu chung nhật vô yên hỏa
Song ngoại hoàng hoa tú khả san
( Một gian nhà đấu sông Long Vỹ
Sống một mình, buồn cúng cực, bổng thấy vui lên
Người phóng khoáng lòng sáng tỏ như trăng
Kẻ ẩn dật trước cửa chỉ toàn núi xanh
Bên gối có chồng sách nương thân bệnh
Trước đèn uống rượu cho nét tiều tụy vui hẳn ra
Trên bếp cả ngày không khói lửa
Ngoài song hao vàng tươi tốt có thể ăn được)
Đầu sông Long Vỹ một gian nhà
Đơn độc u sầu bỗng vui ra
Phóng khoáng nên lòng như trăng sáng
Ẩn thân trước cửa núi mờ xa
Thân già nằm bệnh bên chồng sách
Uống rượu trước đèn thấy khoái ra
Trên bếp cả ngày không lửa khói
Hoa vàng ngoài cửa ăn được mà
( HTK)
Đây cũng là một bái thơ vịnh tiêu biểu mô tả cành nghèo cô độc
của một ẩn sĩ nơi thôn dã.
Xin kết thúc phần giới thiệu những bài thơ trọn tập Dưới Chân Núi
Hồng bằng bài
Tặng Thực Đình( Gửi tặng bạn Thực Đình)
Tặng Thực Đình
Thiên hạc đàm ngư hà xứ tầm
La Thành nhất biệt thập niên thâm
Đồng niên đối diện cách thiên nhưỡng
Vãng sự hồi đầu thành cổ kim
Bạch phát tiêu ma bần sĩ khí
Đề bào trân trọng cố nhân tâm
Mạc sầu tịch địa vô giai khách
Lam thủy Hồng Sơn túc vịnh ngâm
( Hạc trên trời, cá dưới đàm biết đâu mà tìm
Mới biệt thành La mà đã mười năm qua
Bạn cùng tuổi giáp mặt mà một trời cách biệt
Chuyện cũ mới quay dầu đã thành xa cách như xưa và nay
Tóc bạc làm tiêu ma chí khí kẻ học trò nghèo nàn
Chiếc áo bào thô tỏ sự trân trọng tấm lòng bạn cũ
Chớ buồn nơi vắng vẻ không có bạn
Sông Lam núi Hồng đủ cảm hứng cho ngâm vịnh)
Thực Đình là một người bạn không rõ là ai.
La Thành tức thanh Nghệ An, nay gọi là thành phố Vinh.
Đề bào là áo lục thô. Thời Xuân Thu có Phạm Tuy giúp việc trong
nhà quan Trung Đại phu Tu Giả, sau bị Tu Giả làm nhục rồi đuổi
đi. Phạm Tuy đổi tên là Trương Lộc, trốn sang nước Tần, sau làm
quan đến chức Tướng Quốc. Khi Tu Giả đi sứ sang Tân, Phạm Tuy có
đến thăm, mặc áo thường đến thăm. Tu Giả thấy thế ban cho một chiếc
áo lụa thô. Khi hại người cùng vào tướng phủ, Tu Giả mới biết Phạm
Tuy là Tướng Quốc, bèn tạ lỗi. Phạm Tuy nói: “Cho tôi chiếc áo
lụa thô chứng tỏ ông cán nhớ đến người xưa”, rồi bèn bỏ qua mọi
chuyện.
Hạc trời cá nước biết đâu tìm
Từ giã La Thành đã chục năm
Cùng tuổi nhìn nhau mà quá cách
Quay đầu chuyện cũ dã bao năm
Bạc đầu chí khi nghèo tiêu hết
Tặng áo thô là nhờ tình thâm
Chớ có buồn vì không khách tới
Sông xanh núi đỏ đủ ca ngâm
( HTK)
Trong kỳ tới, ta sẽ đọc lại những bài thơ của Tiên Điền Nguyễn
Du sang tác khi làm quan ở Bắc Hà ( Hà Nội bây giờ). Thời gian
này kéo dài hai năm ( 1802-1804). Đây cũng là phần cuối của tác
phẩm Thanh Hiên Thi Tập.
( Còn tiếp)
|