SỐ 39 - THÁNG 7 NĂM 2008

 

Thơ

Đà Nẵng
24Phạm Hồng Ân
Tuyết Sĩ
24Tử Hà
Bóng xưa
21Trần Việt Bắc
Đêm ta nghe tình nhớ
18
Huỳnh Kim Khanh
Phượng tím
18Tôn Thất Phú Sĩ
Ngàn năm mây vẫn bay
18Kim Thành
Biển hạ
21
Đỗ Phong Châu
Chờ
21Ái Ưu Du
Thơ Haiku
21Vũ Hoàng Thư

Truyện ngắn, Tâm bút, Tản mạn

Gọi nắng
14
Vũ Hoàng Thư
Trong mù sương phủ
14Phan Thái Yên
Phù Điêu
14Phạm Hồng Ân
Nơi chỉ xài bạc cắc
14Tầm Xuân
Bắt trộm
13
Phan Ngọc Danh
Thiên lý ngộ
14
Cỏ Biển
Xôi
8Xuân Phương
Đội mũ
8Song Thao
Xa... Nhớ... Nhiều...
8Ái Ưu Du
Văn chương và con người
8Đỗ Trường
Một bài thơ hay của Trần Trung Đạo
8Đỗ Trường
Hành trình về với tuổi 20 (2)
8Hoàng Quốc Việt

Văn học, Biên khảo, Dịch thuật

Những biến cố liên quan đến sử Việt
4
Trần Việt Bắc
Tham luận về hai chữ Bạc và Bạt
4Huỳnh Kim Khanh
Sống thiện chết lành - Kỳ 12
4Ngô Văn Xuân
Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 26
3Hoàng Thiếu Khanh

Truyện dài

Giữa hai lằn đạn (16,17,16)
1Ái Ưu Du
Tân liêu trai - Người đàn bà Dốc Tuyết
1
Hải Yên
Thằng Nèm
1Trần Phú Mỹ
Vô tình cốc - Kỳ 33

1Huỳnh Kim Khanh


 

Giữa hai lằn đạn


Phần Thứ Nhì
  
Chương   16 

ĐỜI LÍNH NHỌC NHẰN

Dọn dẹp sân khấu, chất đầy lên hai xe GMC xong, đã hơn nửa đêm. Anh em chia nhau vào quanh xóm, xin ngủ nhờ ở ngoài vỉa hè nhà đồng bào. Riêng sáu cô gái, được ông bà cụ Liêu cho vào ngủ nhờ, ở bên chái hiên nhà trống, nơi họ dùng để làm chỗ giã gạo, và đựng những dụng cụ đồng áng linh tinh.

Do quá vất vả mệt nhọc, nên vừa ngả lưng xuống chiếu, hầu hết anh chị em đã ngủ say. Bỗng loạt súng nhỏ nổ giòn bên rào Ấp Chiến Lược (Strategic Hamlets) vang lên. Mọi người ú ớ choàng thức dậy, vụt ngồi lên. Họ thảng thốt nhìn ngó nghe ngóng đạn nổ từ hướng nào. Đạn bay vù vù trong không khí. Họ sợ hãi nằm bẹp xuống. Người nầy chồm trên người kia, kêu thất thanh như con heo bị chọc tiết. Họ thì thào sờ soạng níu tìm nhau trong bóng tối.
Thời buổi nầy, thà chịu tối sẽ yên thân, hơn thắp đèn đóm làm gì. Có đèn chẳng khác nào: "Lạy ông, tôi ở bụi nầy". Đi đâu mò mẫm sờ soạng như người mù, mà chắc ăn dưới ánh trăng mờ nhạt.

Trung úy Phước để ngón tay trỏ lên giữa môi, thì thầm rất khẽ. Anh có ý bảo im lặng, ra dấu cho anh em cấp tốc di chuyển đi chỗ khác. Đó là khuôn mặt của một người đầy tự tin, đã có vợ và bốn con. Anh cứng rắn và quyết tâm hướng dẫn anh em, trong giờ phút nguy hiểm nhất. Anh ghi nhận nguồn tin cẩn thận, xem xét địa đồ, địa hình chính xác, điều nghiên, thực hiện ở mứt tốt nhất, nào dám ẩu, liều lĩnh đưa Đoàn 5 vào chỗ thập tử nhất sinh. Là sĩ quan từng trải nơi chiến trường, anh hiểu rõ mưu lược, am tường đối phương, anh không cầm con dao nhọn, xoáy vào tim đồng đội.

Rừng cây không tên, mọc đủ mọi thứ cây ba láp rậm rạp, chằng chịt um tùm, khó vạch lối đi. Hai tay họ luôn chuồi ra phía trước, giạt lối tìm đường. Cành cây xum xuê khô cứng cao tới ngực, tới đầu. Có cây trụi lá nhưng thân và cành đầy gai, cào sướt rách mặt, tay, chân, và như những cây roi quất vào thân những lằn đỏ nhỏ, đau điếng. Người đi sau nối chân người đi trước thành hàng dọc. Họ lầm lũi khom mình bước đi êm ru, giữa chỗ lạ cái lạ nước.

Bất cứ đâu đâu, cũng có kẻ thù hiếu sát độc hại rình rập quanh ta, mình không có gì che chắn, dù đã co rúm người lại lủi nhanh. Vẫn cảm thấy như phơi thân lồ lộ giữa trời, làm mục tiêu cho địch nhắm vào.

Tìm ra chỗ đậu xe rồi. Mọi người hối hả leo lên. Hai xe GMC để đèn mắt mèo, chạy quá chậm trên đường gập ghềnh bờ mô ụ đất. Anh Phước ngồi ở chiếc xe jeep chạy tiên phong, đoàn 5 sẽ di chuyển lên vùng lân cận Tà Biên hay Minh Long gì đó. Sương muối rơi lốp đốp trên mui xe, giọt sương to tròn và nặng như hạt mưa. Kỳ thực đó là sương miền núi trắng xóa, làm nặng trĩu thêm bầu trời.

Xóm làng chìm ngập trong đêm sương ẩm ướt lạnh lẽo. Con đường cái quan nhòe đi, uốn lượn dưới ánh trăng rừng xanh xao, giống con bạch xà khổng lồ nằm ngủ. Phút chốc vầng mây đen phủ trùm góc trời khuya. Cách nhau mươi bước, không ai nhìn thấy vật gì.

Cây cối đen nghịt chìm trong bóng tối thăm thẳm. Đom đóm chập chờn, lúc tắt lúc sáng trên những ụ mối to. Tiếng côn trùng rỉ rả. Quốc kêu hè về. Bầy dơi ăn đêm kêu chít chít, đập thân vào hông xe bồm bộp. Dế gáy ré ré. Muỗi vo ve nhiều vô số kể. Ếch nhái kêu uồm uộp. Thỉnh thoảng con cú nấc từng tiếng cụt lủn, nghe ớn lạnh giữa khuya muôn trùng khổ ải, đơn điệu, hoang tàn, đầy kinh dị.

Đến một cánh đồng ruộng đã gặt, chỉ còn trơ cuống rạ. Tất cả ba xe tắt đèn, xe mò mẫm chạy chậm chạp, ì ì trong bóng đêm. Trăng lá mít, như con thuyền đơn độc méo mó, ẩn hiện bềnh bồng trôi đi trôi về, nhấp nhô trong vùng mây đục. Xe chạy trên đồng ruộng khô cuống rạ quá khó khăn, như con rùa bị thương bò lết trên đường nhựa nóng.

Đến tụ điểm của một biệt đội biên phòng trấn giữ, họ chia đều ra trực gác. Phòng 5 ở cạnh một đơn vị Pháo Binh, có thiết xa M 41 trang bị đại bác, cùng máy chiếu hồng ngoại tuyến, đề phòng lúc giao tranh về đêm. “Phe ta” ra dấu tín hiệu cho nhau, bằng máy truyền tin PRC - 25. Đơn vị bạn nhận ra bạn láng giềng, họ đồng ý cho ba chiếc xe của phòng 5 vào nghỉ trong cánh ruộng khô.

Trưởng phòng nhắc nhở anh em phải cẩn thận, dò dẫm từng bước đi. Ở vùng nầy thường bị đắp mô, phá hoại, gài mìn, ném lựu đạn. ”Người Lính muôn đời Lục Quân Việt Nam” đang truy tầm "chuột nhắt" mỗi ngày, mỗi giờ. Phải hy sinh trong muôn vàn hy sinh to lớn kinh khủng.

Hỏa châu luôn bừng nở trong không gian đẫm sương mù. Sau loạt B 40 và bê ta. Nhiều tiếng hỏa tiễn sè sè vút vút bay, rồi từng chuỗi nổ dồn dập rền rền ngân vọng. Mắt họ nổi đom đóm. Đầu choáng váng, đinh tai nhức óc. Ngực tức đến độ muốn ói máu. Những chòm râu tua tủa quanh hàm, đựng đứng lên. Hai hàm răng họ nghiến trèo trẹo, kẽ răng rít lên từng tiếng thở hổn hển dập dồn.

Người Lính luôn nằm gai nếm mật, ăn bờ ngủ bụi. Nếu có được cái giao thông hào ẩm lạnh trú chân là may. Họ chụm đầu cúi mặt, chia nhau từng vụn thuốc nhỏ. Hai bàn tay khum khum che đóm lửa, không cho ánh sáng le lói thoát ra ngoài. Họ hít hít từng hơi thuốc vặt cho bớt lạnh.

Tình đồng đội vào những giây phút tột cùng hiểm nguy, thật vô cùng trân quý. Cảm động đến bàng hoàng cúi mặt mà chảy từng giọt nước mắt cay. Cực khổ quá chừng! Ôi! Đời lính vô cùng xót xa và khốn khó vô vàn! Họ luôn bị số phận vô tình lãng quên! Cuộc sống người lính chiến nằm gai nếm mật là thế! Là những ngọn nến trong muôn triệu ngọn nến đời, tự tay người lính đốt lên. Và, cuộc sống gian truân, phải là sự hy sinh, chấp nhận vẹn toàn cho quê hương tổ quốc và tha nhân. Chấp nhận vẹn toàn!

Người ta trải poncho nằm chung dưới đất sình, mặc bầy giun, dế, rắn, rết, sâu, bọ hung xủi đất dưới lưng. Người mắc võng trên thân cây, gió lạnh lẽo xuyên qua lồng lộng dưới lưng. Người nằm trên đường cái. Người chui vào gầm cầu, hay leo lên các xe chất đầy đồ dùng. Đời lính đầy nhọc nhằn, gian nan khổ sở, khốn khó vô cùng, mà sao quá bạc đãi!

Hỏa châu đỏ như những đóm mắt hung thần luôn rơi xuống cuối bìa rừng, trông đơn điệu, kinh hoàng. Một tiếng động cơ rít xoáy, nghe khô khan. Pháo binh cho dùng hỏa tập TOT từ nhiều hướng, bắn cận phòng vào một mục tiêu nã đạn. Súng lớn bất ngờ nổ, làm mọi người quýnh quáng dáo dác lo sợ nhìn nhau. Đạn bay ngang đỉnh đầu, xẹt ra từng vệt lửa đỏ kéo dài, lướt gió vun vút bay đi. Vài giây sau, tiếng nổ ầm ầm, rền rĩ ngân vọng.

Phía xa xa nơi ấy hiện lên mấy cây nấm khổng lồ, khói xám xịt, lửa đỏ rực ở dưới mặt đất đùn lên, đùn lên, đùn lên mãi, cuồn cuộn từng vòng nấm lửa quyện khói đen to tướng, trông thật kinh dị. Trông dễ sợ vô cùng trong bầu trời khuya u ám. Mùi thuốc súng xông ra, hăng nồng, hôi không chịu thấu. Từ nắp đáy súng cối, vỏ đạn chạm vào nhau kêu lẻng kẻng, bốc khói khét lẹt. Như mùi lông da trâu bò thúi.

Bùm!!! Chỉ một tiếng nổ nghe rùng rợn, ớn lạnh giữa đêm trường hoang vu cô tịch. Là dường như tất cả mọi vật, đều trở thành tro bụi, đất cát, khói đen mù mịt, lửa đỏ rực. Nóng hừng hực. Mùi khét từ đâu đó bay về, hôi không chịu nổi. Đau buồn da diết!

Chuyến đi nầy ký ức Hoài ghi lại những thảm thiết mục kích được, giữa hai lằn đạn quầng xiết lấy nhau. Trúc và Hoài nằm ngược, nằm xuôi trong ca bin xe GMC. Mở cửa kính ra, thì muỗi ào vô như bầy ong, gió rừng ùa vào lạnh kinh khủng. Đóng cửa lại, thì nồng ngộp. Chịu không nỗi mùi xăng, nhức đầu lên tận óc. Xoay qua trở về một hồi lâu, Trúc gác chân lên tay lái, đụng phải cái còi xe. Nó “tin, tin, tin...” một hồi dài, nghe ghê rợn giữa cảnh trí không bình yên. Khiến mọi người run sợ lo lắng toát mồ hôi hột. Họ sợ lộ mục tiêu. Các anh chửi thề nhoi trời đất:

- . . .
- Đứa nào ngu quá vậy? Mất dạy thật.
- Ông đá cho một cú, bay đầu bi giờ.
- Ngu như con bò. Đi ra khỏi ca bin ngay đi à.
- Coi chừng tao vặn cổ tréo ngược ra sau, thì hết ngu si.
- Thôi. Mắt cá chân Trúc nó mù, hổng thấy đường. Xin lỗi.
- Lỗi với phải gì! Coi chừng toi mạng cả đám à nha.

Không hiểu Trúc có biết tên người vừa nói câu sau cùng đó không? Hoài thì tưởng anh ta là quen, hóa ra không phải. Tưởng vậy, nhưng nào phải người quen. Mặc các anh chửi thề, văng tục quá xá. Hai cô gái nằm im re trong ca bin xe, ôm nhau khúc khích cười nho nhỏ. Dù Trúc có là con cháu ông Tá ông Tướng, nếu lầm lỗi khi ra chiến trường, vẫn bị anh em chửi nhoi trời đất, chả kiêng nể nịnh nọt gì!

Trúc quay lại nằm cùng hướng với bạn, hai đứa nằm co quắp chèo queo, nói chuyện rù rì một hồi, bỗng im bặt. Có lẽ không phải bước chân dừng lại gần cửa xe, chẳng qua hai cô nói rù rì, say chuyện nên nhầm lẫn đó thôi. Trúc ú ớ vài tiếng ngập ngừng, rồi thở đều và ngáy nhẹ, cô thả hồn vào giấc mộng khuya.

Trời tối và kinh dị quá! Nhất là khi ăn bờ ngủ bụi, nằm trơ trọi giữa cánh đồng vắng lặng, đầy mùi tử khí. Cảm giác ớn lạnh rờn rợn toát lên, từ đồng ruộng quạnh hiu càng tăng theo màu đen xám hoang vu dị thường. Hoài trằn trọc mãi không sao chợp mắt, (dù trong giây lát). Nằm mà không sao chợp mắt phút nào, nên đêm hóa ra dài đằng đẵng. Từng tiếng thở dài nhè nhẹ vang lên trong đêm trường, thay tiếng nấc âm thầm. Thay niềm đau thế sự, có tác dụng bền lâu, vang dội tận đáy lòng Hoài trăm ngàn ray rứt. Bây giờ cách xa Đà Lạt cả ngàn dặm sơn khê, Hoài nhớ biết mấy những giờ phút thoáng mát, êm ái, yên tĩnh và bình an. Nơi đó, mẹ đã từng à ơi ru con, qua bao câu ca dao ngọt ngào, tự thuở con còn vô tư bình thản nằm nôi, bên dòng đời chao đảo, đau vùi, trôi trôi.

Ngày bận rộn việc nầy việc nọ luôn luôn, khiến thể xác mệt mỏi, tinh thần căng thẳng hơn. Sự khó chịu buồn bực thường dõi theo, trong lúc mình làm sang việc khác. Hình ảnh người Trưởng Ấp bị giết chết thê thảm, thân ông ta vắt trên cây cầu khỉ cheo leo. Cây cầu thân thương duyên dáng đong đưa nơi làng quê, móc từ bờ nầy sang rạch kia, qua hàng bao thế kỷ, vẫn không thay đổi hình dạng, tưởng đã êm đềm, ấm nồng duyên quê.

Chứ ngờ đâu, đã in dấu sợ hãi kinh khủng! Gió rít lộng qua cây cầu cheo leo lắc lư, kêu kẽo kẹt, chơ vơ, trơ trọi, mà không có vật gì cản lại. Gió lạnh lùa sương dày đặc, cuộn thành từng lọn, bồng bềnh trắng xóa, mù mịt, bất nhẫn, lồng lộng thổi qua dòng sông đau thương. Như đuổi theo cuộc trốn chạy miết mải. Cuồng nộ. Không ngưng nghỉ. Không nương nhẹ.


Chương   17

LÍNH  BIÊN PHÒNG 

Một buổi sáng, cuối mùa xuân dìu dịu, tiết trời êm ả dưới làn nước lấp lánh ngàn tia nắng mặt trời ấm áp. Chung quanh núi non hùng vĩ, con thác nho nhỏ len lỏi trên khe núi cao, chạy dài xuống triền dốc tắm nắng xa xa.

Lũy tre làng bao bọc vườn quê, lác đác giữa cánh đồng khô, mục đồng lững thững trên lưng trâu. Bầy cò trắng bay lên, đáp xuống bên bờ đê. Gà gáy te te sau bụi chuối, vườn môn. Chó buồn gâu gâu sủa từng tiếng rời rạc. Thôn xóm tiêu điều, vắng lặng và buồn tênh. Vài sợi khói lẻ loi uốn lượn trên mấy nóc nhà tranh, còn ướt đẫm sương mù.

Tiếng máy phát thanh ủy lạo đồng bào cùng chiến sĩ, được chị em trong Đoàn 5 cất lên từng hồi, theo đôi cánh bình minh run rẩyVang vọng lên tận đỉnh đèo, ngân nga đến ngàn non. Ngày thật sự rạng rồi, tách bóng đêm kinh hoảng u tối đối lập với nền trời sáng chói nắng, thắm hồng trên đầu cây ngọn cỏ, khắp nơi nơi.

Trong buổi họp, sau khi anh Vị đọc bản tin tức xong, anh Cương ra lệnh: mỗi người phải làm ít nhất vài bài văn, thơ, truyện ngắn, tùy bút, vui cười, quan điểm, nhận định, vân vân... Anh trưởng phòng Phước duyệt xong, sẽ in thành tuần báo, nguyệt san, để phát cho anh em chiến sĩ, gửi đồng bào. Và tự phát thanh trên haut parler, để ủy lạo tinh thần anh em, tỏ lòng biết ơn chiến sĩ tiền tuyến, đang xông pha ngoài trận địa. Nhất là để an ủi, chia sẻ khổ  nạn cùng đông bào.

Ôi! Một con bé chết nhát còn thò lò mũi xanh, tóc thề thuở xưa xanh mướt, nay tả tơi héo rụng hầu hết. Tuổi con bé chớm lớn, nhưng tinh thần sa sút trầm trọng, như cột thủy ngân tuột đáy chôn dưới tuyết. Một con bé run hơn cầy sấy giữa binh đao rổn rảng, điếc ù tai, nhức nhối thốn tim, óc luôn bị dày vò. Con bé thường bị Trúc lêu lêu mắc cỡ vì kém sút hẳn đàn anh, đàn chị đầy dũng lược can trường. (Họ quyết liệt chiến đấu, rất tài hoa ở chiến địa đại loạn).

Con bé tép riu nầy làm tà lọt còn run run, thua sút hẳn họ về mọi phương diện. Mà, trưởng phòng bắt phải cầm cây bút, viết kịch đời thiên bẩm, nặng hơn ngàn cân, để: ủy lạo, yểm trợ chiến sĩ! Thật là trò hề tháu cáy, lạnh buốt xương sống! Múa rìu qua mắt thợ. Quả là "nhố nhăng nố bịch"! Quê không chịu thấu. Hoài nghĩ:

- “Mình chuyên báo hại, báo cô, báo đời, báo oán, báo gia. Làm thinh, làm biếng, làm tàng, làm bộ, làm tịch, làm nũng, làm le, làm dóc, làm lơ, làm liều. Chớ biết chi hơn mà “làm báo"!

Hoài bắt đầu viết nhật ký năm 1956, 1957Kể từ nay, Hoài sẽ viết rất trung thực tất cả câu chuyện có thật, không thêm bớt, nàng ghi lại rõ ràng, với lòng gắng bó keo sơn, từng chi tiết hiện hữu. Ghi về sự góp mặt từng người, từng nhân vật mình quen, biết, lẫn không quen, đưa vào đời sống. Không văn chương bóng bẩy hay thêm thắt hoa hòe, để trân trọng nâng niu giữ gìn, làm báu vật, kỷ niệm duy nhất đời mình.

Dù Hoài thật bối rối, lo âu khi anh Phước bảo viết bài. Hoài đã đặt nhiều câu hỏi với các anh chị trong buổi họp, và đã đăng trong các tuần báo:

1.Về việc hư cấu trong từng câu chuyện. Thì xin thú thật là em chịu thua. Không có khả năng đó. - Chuyện đời Lính- Có sống mới biết cuộc đời lính chiến ra sao. Không sống không biết, làm sao em dám hư cấu?

2.- Chính vì thế mà đa số bạn trong phòng 5 ưa viết truyện tình, làm thơ tình. Chuyện tình dễ dàng tả ân tả oán hơn. Họ muốn cho nhân vật đó sống thì sống, mà không thích thì cho nó “ngủm”, (hư cấu là thế đấy phải không anh?) ít "đụng chạm" tới ai, cho dù ai đó khó tính nhất, cũng có thể có chút bao dung và thứ tha. Phải không nào? Thưa anh Phước! Theo thiển ý của em, thì có sao nói vậy, người ơi! Mình không biết cách hư cấu thiệt. Nên, những chuyện Hoài viết trong chiến tranh, ít nhiều gì cũng bị coi là... khung tả.

3.Em muốn ghi lại sự kiện lịch sử chính xác. Bởi những điều đó không thể một mình ên tự ý ta thêm bớt, hay hư cấu. Ta không thể tạo dựng nên dữ kiện, mà chỉ ghi lại đúng đắn những sự kiện mắt thấy tai nghe, trong một chu vi hạn hẹp. Thế thôi.

4.Cũng như tự mình không bao giờ có thể làm nên lịch sử. Vâng! Chỉ tường tận nắm rõ dăm bảy khía cạnh của vấn đề, hầu ghi lại diễn tiến nào đó.

5.Trong từng câu chuyện, hầu như 95% là em ghi lại những chuyện hoàn toàn có thật.  Em cũng biết, làm như thế thì dễ mất lòng, dễ xa nhau. Dễ chửi nhau. Dễ thù nhau. Cho nên, chi bằng cứ lấy tên của mình ra mà viết, khỏi sợ ai buồn.

6.Nếu như chuyện thật sờ sờ ra đó, mà mình viết lếu láo, coi như là bôi lọ nhau rồi, còn gì văn chương chữ với nghĩa ha. Nên em chỉ biết viết lại sự thực. Thấy thì viết là thấy. Nghe thì nói là nghe. Biết sao thì viết vậy.

7.Hoài tài hèn sức mọn, không bao giờ dám mơ mình là nhà văn, nhà thơ cả. Càng không dám tự hào cầm cây bút chiến viết văn nghị luận - Vì; Rất cảm kích và chân thành cảm ơn anh chị em, quý độc giả, bạn hữu, đã ưu ái nâng đỡ khích lệ em nên viết văn. - Dạ xin vâng! Hoài sẽ hết sức cố gắng. Nếu có sai sót, kính mong quý vị niệm tình dung thứ và chỉ giáo thêm. Hoài biết ơn. Bởi vì trong vấn đề đi làm việc, hay viết lách nầy, thật sự em rất đơn độc, hoàn toàn không được sự hưởng ứng của gia đình, thân nhân.

Sau nhiều lần đoàn tâm lý chiến phát thanh và rải truyền đơn, dán bích chương. Ủy lạo chiến sĩ Cộng Hòa Việt Nam; Qua những bài ca mang đầy hương sắc ân tình hoài nhớ. Nhạc vui buồn tác động mạnh mẽ, gợi lên nỗi buồn bẩm sinh kỳ diệu trong lòng người lính cơ cực thời chinh chiến. Hoài lại đắm mình trong cô đơn. Vì sao? Có phải vì con thác nhỏ, len lỏi trên khe núi cao nầy, dội lại lòng mình tiếng thác nước chảy muôn trùng, bên đồi thông xưa năm nào, xa cũ lắm?

Các cô rủ nhau vào chợ mua cái nầy, cái nọ. Bao mẹ già dày dạn nắng mưa khuya chiều. Mẹ có nhiều kinh nghiệm chiến tranh, xảy ra liên miên trong cuộc đời vũ bão. Họ chán ngán lắc đầu, tắc lưỡi ái ngại. Họ thương thương mấy cô lính mới tò te non đời nho nhỏ xinh xinh. Những bà mẹ quê bàng hoàng, nhìn họ đầy kinh hãi. Như thấy kẻ lạ từ hành tinh quái gở nào rơi xuống trần gian. Nơi khỉ ho cò gáy nầy, hầu như chưa xuất hiện "lính cái" non đời tung tăng sao?!

Ờ! Thời xưa "liền bà con cấy" họ ở trong phòng the trướng rũ, cửa kín song cài. Chứ có mô mà "xông pha" chi lạ rứa... Con gái thời buổi loạn ly chừ... Chi mà lạ!? Ồ! Thế ra các cụ bà quên tiệt hai bà Trưng Trắc, Trưng Nhị lẫm liệt. Bà Triệu oai dũng khi: “Giặc đến nhà, đàn bà cũng phải đánh” rồi he!?

Các cụ vội gói ít xôi đậu, xôi bắp, đùm trong tàu lá khô. Gói cho bọn lính cái nải chuối, bọc kẹo. Có cụ cho củ khoai lang nóng, đùm trong tàu mo cau cứng. Họ dúi vào tay con bé Hoài nhỏ nhất đàn. Các cụ già đời, mỗi người một câu, họ ngập ngừng nói:

- “Dầu ai ỷ thế cậy tài. Con giữ lòng thục nữ, dùi mài trong gương”.
- Ăn đi con!
- Ăn kẻo đói.
- À không... mời con.
- Con gái, đi lính làm chi!
- À, à... ăn cho vui.

Họ e ngại cười cười ngỏn ngoẻn, móm mém hàm niếu ngậm trầu. Dường như họ bị lỡ lời, sợ đay nghiến, làm chột dạ đau lòng bọn trẻ:

- “Gái thì trinh trĩnh lòng son.
Sớm hôm gìn giữ, kẻo còn chút sai”.

ất ngờ và sửng sốt, Hoài cảm động, ngơ ngác, e dè giơ hai bàn tay run run ra cầm những gói quà tình nghĩa. Con bé nói câu cám ơn lí nhí trong họng. Khóe mắt bờ mi mọng mọng, nặng nặng, rưng rưng...

Ồ! Làm con gái... cái gì cũng bị cấm. Đi đứng phải uyển chuyển, nết na, thùy mị. Không leo trèo trên cây. Không chạy nhảy như ngựa. Không ăn to nói lớn như hổ gầm cú kêu, không cười ha hả! Không xù mặt ra. Ngủ không nằm ngửa tênh hênh, không xoạt hai chân vô tư, không giăng hai tay ra giữa bộ ván. Dù trời nóng hầm hập, mồ hôi rịn ra dưới lưng, cũng cấm. Má nói:

- Con gái, không được nằm trơ ra vậy! Con không nằm cong queo như con tôm hùm. Chân không co lên tới ngực. Không nằm sấp tay ôm lấy đầu. Con chỉ nằm nghiêng, hai chân duỗi thẳng, trở bên nầy, qua bên kia thôi.

Nhất là “đại kỵ” như các cụ già vừa nói: “Làm con gái, không đi lính” được sao!? Hoài dìm bộ óc xuống cơn mê, biết mình chìm đắm trong nỗi dày vò, phiền muộn có thật. Có nhiều dao đâm qua tim. Khi tự mình tìm cây đuốc thắp sáng ngọn nến riêng tư. Những ngọn nến trong cuộc đời tự tay ta thắp lên. Và cuộc sống vẫn là sự chấp nhận. Cho ta niềm an ủi, cố gắng vui vẻ, tăng hy vọng, dẫu quá lung linh và tê tái.

Hoài chán ngán ngồi trong cabin, dõi mắt nhìn theo đàn bươm bướm vàng, do dự trước giàn hoa thiên lý xanh xanh, bên phố nhỏ.
Lòng Hoải buồn vời vợi.
Văn là thần tượng của Thu Hoa, Hoa thường nói với đám bạn gái:

- Đừng nghĩ tưởng Văn là một hạ sĩ quan, chắc là học hành chưa tới đâu. Mà coi thường anh. Là lầm đấy. Lắm người, chẳng có chức tước như anh, mà có đức tính tốt, kiến thức sâu rộng, chính xác, có trình độ hiểu biết, lịch lãm, tế nhị và thầm lặng. Anh ấy chưa chắc đã thua giáo sư, thua triết gia nào. Cho nên, đừng ỉ ta có chút kiến thức, mà kiêu căng, coi trời bằng vung. Tâm tư lại nhỏ nhen, hẹp hòi, cư xử hèn hạ chẳng giống ai. Đừng vì mảnh bằng, và sự sang hèn bên ngoài, lại vơ đũa cả nắm, khinh miệt người khác. He!

Hoài nhìn Văn mang cặp kính sáng trong, (kỳ thật anh bị cận, chứ không phải anh mang kính để “dzợt le” ai) tăng thêm phần trí thức đạo mạo, mũi cao miệng rộng, khuôn mặt chữ điền, cằm đôi, ngực nở vai vuông tráng kiện. Anh đi chữ bát, cầm đũa tay trái, đánh đàn tay trái, khiến người ngồi bên cảm thấy vướng vít khó chịu đôi chút.
Văn và Hoa, tâm đầu ý hợp nhiều mặt, hứa hẹn yêu thương bền lâu. Họ thấu hiểu nhau, muốn xây dựng tình yêu trên nền tảng hôn nhân, gia đình ràng buộc. Họ quen nhau từ lá thư “Em hậu phương”, thân gửi ra ngoài biên ải, cho anh lính sơn khê nơi “Tiền đồn biên phòng” heo hút.

Giấy mực học trò thuở đó, lao xao hình ảnh cô em lớp Đệ Nhị hiền hiền, cúi đầu mơ mơ, tô tô vẽ vẽ chân dung anh lính miền Nam Việt Nam vui tính, hiền hòa, thanh lịch và tài hoa, trên từng nét chữ con con.
Sao mà dễ thương lạ!
Văn hồi âm:

- Em bé ơi! Những hình ảnh em tô son thiếp vàng đó. Dành riêng cho lính kiểng, lính kèn, lính văn nghệ tù-và. Thực chất các anh lính biên phòng ở đây cay đắng, nhọc nhằn, tan nát trăm bề, từ thể xác đến tâm hồn. Tình cảm. Đời sống cộng khổ rơi rớt từng khúc, từng khúc một, trên suốt con đò. Dọc hai bờ quê hương binh biến rồi.
Còn gì nữa đâu em! Còn gì nữa đâu, mà hò hẹn trăng sao với đời. Buồn tủi, hờn đau biết bao nhiêu. Em bé ha!

Thế là thư bay đi thân ái, thư bay về hân hoan, mỗi lần trao gửi. Văn vui vẻ mở lòng tan hoang ra, đón cô em nhỏ đầy chân thực và trìu mến.

Từ thành phố Đà Nẵng lên xe đi Quảng Ngãi. Rồi từ đó lần đầu tiên, Hoa cả gan đạp xe đạp, lần mò lặn lội tìm hỏi mọi cư dân, cô đến Nghĩa Hành thăm anh. Cô buồn buồn báo tin thi hỏng. Thu Hoa càng không quên báo thêm một tin giựt gân:

- Em sẽ đăng vào lính, để có dịp gần anh.

Hoa điệu nghệ đèo sau porte bagage quà thổ sản: Gà luộcCá trê nướng lá gừng ngon bá cháy. Đường phổi, đường mía, đường phèn. Ít cà phê. Hai lố thuốc Basto xanh. Một áo len màu rêu. Vài chiếc khăn mouchoir tự thêu, thoang thoảng mùi nước hoa dìu dịu.

Lần đầu tiên vừa gặp em e dè bẽn lẽn khép nép đi sau lưng anh, Văn sững sờ, cảm động đến nghẽn đường máu, run run bờ môi ấp úng. Anh vui mừng, cuống quít trào niềm vui lên tim, muốn bể óc, bể phổi. Không ngờ “em tôi” chí tình, nhân hậu. Và sao mà “nốp bần”, xinh xắn quá! Văn ngây ngất hiu hiu với hạnh phúc bất ngờ, như ông Trời ưu ái, rót từ thinh không xuống đời lính trơn cơ cực, một giấc chiêm bao diễm ảo thiên đường.

Anh loay hoay, xách mấy món quà lỉnh kỉnh vào doanh trại, vui vui, mừng mừng, dậy hân hoan trên đôi má rám nắng. Miệng anh cười toe toét. Khi lính bạn cùng đơn vị búng tay, tróc lưỡi nhìn anh, đá lông nheo kịch kịch. Họ kêu nhỏ è è è... í í í... iu iu iu... Họ huýt gió, xuýt xoa tán thưởng, trầm trồ khen mình xứng đôi. Họ tha hồ chọc ghẹo tơi bời hoa lá. Khi ảnh "cu, gù" được cô gái xinh đẹp ở thành phố, lên tận đỉnh đồi thần sầu tróc lỡ vết đạn bom. Dưới vừng mây trắng trời xanh, cỏ vàng héo úa do chiến tranh chốn nầy.

Gai khô đâm vào hông, đâm vào lòng bàn tay anh kẹp cứng trái mít dừa. Ấy vậy anh không cảm thấy đau, không nặng. Lòng anh hẫng lên chín tầng mây, mà mơ mơ, vui vui, say say nồng độ dấu ái hoan ca.

Chương 18

LÍNH,

TRÊN QUÊ HƯƠNG ĐIÊU TÀN

Đoàn công tác phòng 5 về ngang cầu Trắng, trên nền trời xanh lơ, gom từng cụm mây bàng bạc, hồng thắm, vàng thau bồng bềnh lênh đênh trôi. Màu vàng chói sáng của dáng hạ, làm rạng thêm chân trời xanh loáng bạc. Đường chân trời quang rạng tách bạch hai tầng trời cao đất thấp, mở tầm mắt con người, hướng về mọi niềm hy vọng tốt đẹp ở tương lai.

Dù tai nghe hoài tiếng đại bác gầm gừ, súng cối, đạn nhỏ xé lẻ. Bạo tàn sôi sục lòng hờn căm ngoài bãi chiến trường... Thì nơi đây, nhịp sinh hoạt một ngày, như mọi ngày, trở lại bàng quang đến lạnh lùng.

Xe qua cầu. Hoài tựa đầu vào khung xe, nhìn vu vơ ra ngoài. Bỗng nàng thấy một nhóm lính, đứng trên lề cầu vẫy tay chào. Các bạn trên xe cũng vẫy tay lia lịa, các anh huýt gió tróc lưỡi chào lại. Xe ngừng ở khu chợ nhỏ, chờ xin giờ lên doanh trại bộ tổng chỉ huy hành quân.

Tất cả anh chị nhảy xuống xe, họ thả bộ đi lung tung. Hoài ngồi buồn xo trên xe, chán nản nhìn lính tráng và cư dân kẻ qua người lại. Lúc đó, Trực tìm đến gặp Hoài gợi chuyện vu vơ làm quen. Anh quân nhân nầy, Hoài biết tiếng, mà chưa bao giờ thích làm quen.

Đến giờ lên đồi, các anh chị vội vàng leo trèo lên sau đuôi xe, bò từ từ trên mấy thùng gỗ đựng dụng cụ văn nghệ. Trúc giẫm trên kèo cột, sàn, ván sân khấu, đã tháo rời bù lon, ốc vít, xếp rất ngăn nắp, thứ tự từng lớp.

Thân Trúc lắc lư nhún nhảy xóc mạnh theo từng ổ gà, ụ mối, bờ chông đã tháo. Bò đến bên Hoài, ngồi cheo leo trên thùng gỗ đựng kèn, đàn, cô nói cười vui thích:

- Anh Đan hỏi thăm bồ quá xáẢnh gửi lời chào Hoài. Ah! Đan là bạn thân của Trung úy Trọng, bồ mí Trúc đấy.
- Trúc nhiều bồ quá. Nhưng ảnh là bồ ruột hay... là bồ da... của Trúc vậy?

Tuyết Ngọc Trúc véo vào má bạn, cười toe toét:

- Bồ da. Còn Hoài nghĩ sao về anh Đan?
- Mình mới gặp anh ấy chỉ một lần ngắn ngủi. Bồ hỏi câu nầy, vội rồi.
- Ô hay! Ảnh nói đúng về Hoài, nên mình ngỡ... cô cậu thân nhau lắm chứ.
- Một nhầm lẫn đáng tiếc.
- Hoài chê anh Đan điều gì thế?
- Chê gì đâu. Ảnh dễ thương, có vẻ buồn, lính lịch sự nhã nhặn quá đỗi.
- Thì ra... Sao lúc nãy không đến bên cầu, chuyện trò giây lát, với anh ấy nhỉ?
- Để làm gì?
- Đan ngỡ là ảnh vô duyên, không truyền cảm đến "ai". Dù ảnh chỉ ước mong làm một người anh, của Hoài đó.
- Anh Đan nói như vậy à?
- Ừa.
- Chao!

Phiá trời Tây mây giăng mờ mờ, là trại giam hình sự kiên cố, lao tù lạnh lẽo, trầm mặc, cô liêu và u ám nầy có từ thời Pháp thuộc lâu đời, nhìn như hoang phế. Gần đãy là trường sơn xa tít tắp, núi tiếp núi, trùng trùng điệp điệp chập chùng. Đồi tiếp đồi mù mịt sau những bè mây trắng bềnh bồng, chen cánh những đài mây ngà lướt thướt lả lơi bay bay về nơi vô định.

Quả đồi nầy cao rộng kinh khiếp! Rừng cây gỗ ngút ngàn to lớn dị thường, vươn lên sừng sững. Dưới gốc đại thụ mọc đủ mọi thứ măng le, tre, nứa, giang, dây leo không tên mọc um tùm, chằng chịt. Thế mà vẫn có vài con đường mòn len lỏi, láng trơn trũng xuống, cận dòng suối đổ dồn. Bốn bề núi đồi hoang vu bao bọc, hệt như lòng chảo Điện Biên Phủ. Dốc đứng đồi nghiêng cheo leo hoang tàn. Lô cốt Minh Long kẽm gai trại lính hầm hào, giăng mắc chằng chịt.

Điếm canh chênh vênh, lắc lư gió táp mưa gào, càng xác xơ. Rừng sậy già rậm rịt um tùm lô xô, thân ống sậy như lóng mía. Cỏ lau sậy bông màu trắng to xù, cong cong trong gió bay xào xạc. Giống cái đuôi con sóc leo trèo trên những cây sấu màu vàng ửng, dưới tàng lá tỏa rộng.

Ở đây toàn vách đá cao lênh khênh, cheo leo. Mịt mùng. Núi, rừng, đồi, suối, ao, đầm. Cỏ lướt cỏ. Cây đan cây, cành đan cành. Lá đan lá chằng chịt. Quấn quít.

Vượn hú dài kêu đàn, thảm thiết buồn bã. Những con quạ mình to đen bóng, xòe hai cánh rộng giăng ra thật lâu. Thỉnh thoảng chúng ngóng cổ lên cao, hoác miệng kêu "Quạ! Quạ!". Nó lại gù gù lưng, cúi cổ nhảy từng bước cụt, như cô gái già đơn điệu nhảy cò cò.

Không hiểu ở đâu, nước từ thượng nguồn, dội xuống khe suối rộng xuôi chảy. Ven bờ dừa nước, lau, sậy, năn, lát gỗ có vân đẹp, gốc bành lớn, hoa màu vàng nhạt, lá kép lông chim đầy duyên dáng, mọc chen cánh với rừng bằng lăng hoa tím nở rộ. Một phía bên kia suối nước, bỗng trổ màu nâu hồng lờ lợ đục, nước lờ nhờ, giống màu đỏ sông Hồng trôi trên xứ Quảng. Thấy mà kinh hồn.

Khi mặt trời to như cái nia, đỏ rực nhưng không nóng gắt, dần dần êm ả lặn về phía chân đồi, đêm văn nghệ bắt đầuToàn ban tâm lý chiến đồng ca nhạc phẩm "Viễn Du" xong, Tuyết Ngọc Trúc đơn ca "Nhớ một chiều Xuân" và "Chiều mưa Biên Giới". Nhạc Nguyễn văn Đông mà ca ở địa đầu giới tuyến, thì nghe thu hút nhức nhối con tim, còn sức lôi cuốn quyến rũ nào bằng.

Nhất là do giọng ca Ngọc Trúc điêu luyện cất lên, ngút ngàn run rẩy thở qua rừng hoa bằng lăng tím ven núi. Sau những dãy trường sơn thẫm màu nhấp nhô điệp trùng thấp cao. Sau những tầng mây loáng bạc như một dải lụa mềm, uốn quanh chân trời ngan ngát hương hoa bưởi trắng muốt, hoa ngâu thơm thơm dưới làng bay lên. Trên muôn vì sao lấp lánh, vần vũ trong kẽ mây trắng bồng bềnh trôi. Thì ngọt ngào, trìu mến, vỗ về, cuốn hút người nghe xiết bao!

Hoài không nghĩ nhạc Nguyễn văn Đông bị cấm, vì khi ca lên thì "uể oải nhụt chí tang bồng nam chiến sĩ". Quân nhân Cộng Hòa Việt Nam, có trình độ thưởng lãm và lòng yêu nước thiết tha. Dù đã nghe nhạc hay không có nhạc phản chiến, họ vẫn một lòng chung thủy, quyết giữ gìn non sông gấm vóc. Đến giờ phút cuối đời. Vì đó là... "Nghề của chàng mà lị".

Sau đó Hoài ca bài "Nếu vắng anh" của Anh Bằng, Thu Hoa giao duyên bài thơ "Cần Thiết" của thi sĩ Nguyên Sa. Lời thơ ý nhạc súc tích, hòa hợp, dễ thương làm sao. Khi em gái ca ngâm cho những chàng trai ở chốn quan hà nghe. Thì thật là quyến luyến gợi tình và cảm động xiết đỗi!

Hoài độc vũ "Đường Lên Sơn Cước". Nửa số dân ở đây là người miền núi, mặc xà rông, đóng khố, cà răng căn lỗ tai, nên sự yêu thích hoan hô nồng nhiệt, len giữa họ rất nhanh. Do yêu cầu, Hoài vũ thêm bài “Dămbalada”, để đáp lại tấm thịnh tình người dân mộc miền núi mạc đơn sơ chân chất tại đây. Hứng thú, Hoài múa khúc nghê thường sống động thực sự, chứ không phải chỉ có xiêm y, nhạc cụ, như người đẹp trong tranh tĩnh vật.

Thay đổi y phục xong, cất áo váy vào túi xách. Phía sau hậu trường, bên trái dành riêng cho các cô, các anh không ai lạng quạng đến đó. Làm việc ngày đêm bên nhau, dù anh chị em chung một phòng. Nhưng không ai được phép "tù ti tú tí, hú hí", là a lê hấp... ở tù cả đám. Có luật lệ tuyệt đối nghiêm cấm chuyện "lăng nhăng quờ quạng" rõ ràng.

Tưởng dzăn nghệ dzăn gừng thì... tình nghệ sĩ “cho pha” mấy cái “chiện” tình cảm lẻ tẻ. Ấy là nhầm to. Ban đầu mới “nhập gia tùy tục” nghe sẽ đi công tác, Hoài lo sợ “cá mè một lứa”. Nhưng khi ăn ở chung trong trại. Có quân kỷ đâu vào đó trên ra dưới hẳn hoi. Không loạn xà ngầu. Hoàn toàn không phải như vậy. Nếu có “phải lòng ai”, thì hẹn hò nhau lấp ló lén lút đi ra ngoài đường, ngoài ngõ. Xa thật xa khuất dạng doanh trại, thì có thể OK!

(còn tiếp)

Ái Ưu Du