SỐ 39 - THÁNG 7 NĂM 2008

 

Thơ

Đà Nẵng
24Phạm Hồng Ân
Tuyết Sĩ
24Tử Hà
Bóng xưa
21Trần Việt Bắc
Đêm ta nghe tình nhớ
18
Huỳnh Kim Khanh
Phượng tím
18Tôn Thất Phú Sĩ
Ngàn năm mây vẫn bay
18Kim Thành
Biển hạ
21
Đỗ Phong Châu
Chờ
21Ái Ưu Du
Thơ Haiku
21Vũ Hoàng Thư

Truyện ngắn, Tâm bút, Tản mạn

Gọi nắng
14
Vũ Hoàng Thư
Trong mù sương phủ
14Phan Thái Yên
Phù Điêu
14Phạm Hồng Ân
Nơi chỉ xài bạc cắc
14Tầm Xuân
Bắt trộm
13
Phan Ngọc Danh
Thiên lý ngộ
14
Cỏ Biển
Xôi
8Xuân Phương
Đội mũ
8Song Thao
Xa... Nhớ... Nhiều...
8Ái Ưu Du
Văn chương và con người
8Đỗ Trường
Một bài thơ hay của Trần Trung Đạo
8Đỗ Trường
Hành trình về với tuổi 20 (2)
8Hoàng Quốc Việt

Văn học, Biên khảo, Dịch thuật

Những biến cố liên quan đến sử Việt
4
Trần Việt Bắc
Tham luận về hai chữ Bạc và Bạt
4Huỳnh Kim Khanh
Sống thiện chết lành - Kỳ 12
4Ngô Văn Xuân
Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 26
3Hoàng Thiếu Khanh

Truyện dài

Giữa hai lằn đạn (16,17,16)
1Ái Ưu Du
Tân liêu trai - Người đàn bà Dốc Tuyết
1
Hải Yên
Thằng Nèm
1Trần Phú Mỹ
Vô tình cốc - Kỳ 33

1Huỳnh Kim Khan


 

Thằng Nèm

 

(tiếp theo)

  Có bồn chồn lo lắng cho mấy cuối cùng cả Thiếm Tư lẫn Đẹp cũng chìm vào giấc ngủ muộn màng. Cả hai thức giấc khi nghe tiếng của cô y tá mời điểm tâm để rồi còn phải chuẩn bị gặp bác sĩ trước khi mổ. Thiếm Tư nhìn mâm thức ăn với ánh mắt lạnh lùng :

- Đẹp ! coi kìa. Họ cho Út ăn cái gì mà Út nhìn hoài cũng chẳng biết.
- Họ dọn cho Út ăn chớ có phải bày cho Út biết đâu. Ngó tới ngó lui cũng phải ăn thôi. Bây giờ không có ai, lỡ Út ăn không đúng cách cũng chẳng sao chớ lúc có nhiều người Út ăn không nhằm cách thì quê dữ lắm đó Út ơi.
- Thôi con ăn giùm Út đi !
- Mèn ơi Út nói giả ngộ hay sao ? Út bị mổ chớ có phải con đâu. Bây giờ Út hổng ăn chừng mổ rồi Út đói bụng, biết người ta có cho Út ăn không ?

May cho Thiếm Tư vì ngoài cửa giáo Hoạch và Ông bà Chủ Ruộng bước vô phòng.

- Sao Mẫn ! đêm rồi bây với con Đẹp lạ chỗ có ngủ được không ?

Không để Thiếm Tư kịp trả lời, Đẹp hớt ngang :

- Đếm thằn lằn riết tới khuya lơ khuya lắc Út với con ngủ lúc nào chẳng biết. Cô y tá mới đánh thức dậy lo ăn sáng thì ông bà vô tới.

Thiếm Tư thiệt tình nói :

- Lạ nhà lạ chỗ thì cũng có, chớ cái lo lắng thì bồn chồn hoài không ngủ được. Nói vậy chớ tui với con Đẹp cũng làm được một giấc khá khiển.

Giáo Hoạch nhìn mọi người, chờ cho im lặng rồi chậm rãi nói :

- Theo đúng chương trình thì tám giờ nầy Thiếm sẽ được gặp bác sĩ Louise để kiểm soát lần chót trước khi vào phòng mổ. Sau khi mổ Thiếm sẽ bị băng cả mặt để tránh bị nhiễm trùng.

Bà chủ Ruộng chợt hớt hải :

- Quỷ thần đất địa ơi ! Làm sao nó ăn nó uống đây Hoạch ?
- Bà cô đừng lo. Người ta nấu thức ăn lỏng, có đầy đủ chất bổ dưỡng cho Thiếm hút bằng ống hút.

Nhìn thấy mâm thức ăn còn nguyên. Giáo Hoạch hối :

- Thiếm ăn đi. Ở nhà thương họ chú trọng đến vấn đề dinh dưỡng chớ không phải cái ngon cái dở như ở nhà hàng. Khoai lang tán để Thiếm ăn với dăm bông, cà rốt vối trái su hấp chín ăn cho có chất rau. Mấy lát bánh mì để quệt bơ ăn với mứt dâu. Nho với xá lị để ăn tráng miệng. Thiếm rán ăn hết vì nếu kịp bác sĩ sẽ mổ ngay sáng hôm nay.

Nghe vậy Thiếm Tư tay cầm nĩa mếu máo nuốt trôi từng món. Giáo Hoạch ngó Đẹp rồi đưa bao giấy trên tay :

- Trên đường bà cô biểu ghé mua mấy cái bánh bao cả Cần cho cô ăn lót lòng. Chắc là cô Đẹp phải chịu khó vài bữa.

Như thể cắt nghĩa cho mọi người nghe trong khi Thiếm Tư đang ăn :

- Sau khi mổ trong khi chờ đợi cho vết mổ lành lặn, mỗi ngày họ đồng thời cũng chích thuốc cho những cái thẹo trên da mặt của Thiếm sẽ lồi ra. Đại khái Thiếm chỉ phải ở lại nhà thương một ngày sau khi được cắt băng. Hy vọng mọi chuyện tốt đẹp để mình có thể trở về Mỹ An sớm.

Nghe tới đó gương mặt Thiếm Tư sáng hẳn lên, cái ngày mai đó làm mọi người hớn hở trong lòng.
Sau bữa ăn sáng, y tá đem xe lăn đến để đưa Thiếm Tư đi gặp bác sĩ Louise. Thiếm Tư ngượng ngùng leo lên ngồi, giáo Hoạch theo sát bên an ủi :

- Thiếm đừng lo, tui theo kế bên để thông dịch cho Thiếm. Có thắc mắc Thiếm tự nhiên hỏi. Bác sĩ có bổn phận giải thích rõ cho Thiếm biết.
- Mọi chuyện nhờ ông Giáo lo giùm. Tui quê mùa dốt nát có biết gì đâu mà hỏi.

Đến nơi, cô y tá chờ cho Thiếm bước xuống đàng hoàng mới xếp xe để phía ngoài và mời Thiếm bước vào. Bác sĩ Louise ngẩng mặt lên nhìn ; có lẽ quá quen thuộc với những gương mặt như vậy nên ông chẳng chút nào giao động trên ánh mắt. Ông đưa tay mời Thiếm Tư ngồi rồi tuôn một tràng tiếng Tây khiến Thiếm Tư dù có chuẩn bị trước vẫn bị thảng thốt. Giáo Hoạch chờ cho dứt câu mới lập lại bằng tiếng Việt :

- Ông nói Thiếm hãy yên tâm vì ông có rất nhiều kinh nghiệm trong việc chữa trị nên chắc chắn sẽ có kết quả tốt.

Thiếm Tư nghe xong lòng cũng nhẹ nhõm đôi chút. Bác sĩ ngó qua giáo Hoạch rồi chỉ vào Thiếm Tư hỏi tiếp

- Giáo Hoạch nghe xong bèn hỏi Thiếm Tư : Ông muốn biết Thiếm có nhớ là lúc Thiếm bị nổi Thiếm được mấy tuổi.

Thiếm Tư trả lời là Thiếm không nhớ rõ nhưng lúc Thiếm lên năm tuổi chắc chắn là Thiếm đã bị rồi.
Bác Sĩ gật đầu rối hí hoáy viết vào hồ sơ ; sau khi viết xong ông bấm chuông gọi y tá rồi trao tập hồ sơ sau khi căn dặn một hơi. Dứt lời ông xoay qua chào Thiếm Tư rồi bắt tay giáo Hoạch. Thiếm tư theo giáo Hoạch đứng lên khẻ chào bác sĩ rồi bước ra ngoài mắt vẫn chăm chú đợi chờ. Giáo Hoạch hiểu ý Thiếm nên lên tiếng :

- Đúng như tui nói khi sáng. Hai giờ chiều nầy sẽ mổ, có lẽ mất chừng nửa giờ đồng hồ là xong xuôi. Bây giờ Thiếm lên xe cho họ đẩy trở về phòng. Cơm nước nghỉ ngơi, chờ gần hai giờ họ sẽ đẩy Thiếm xuống phòng mổ.

Hai người vừa đi vừa nói nên chẳng mấy lúc cô y tá đã đẩy trở về chỗ cũ. Không chờ mọi người hỏi, giáo Hoạch báo cáo tự sự cho ông bà chủ Ruộng rõ. Bà chủ Ruộng giọng nghi ngờ :

- Có chắc như họ nói hay không ; chớ nửa tiếng đồng hồ tao e là không đủ
- Bà sao mà rắc rối quá đi. Nửa tiếng không đủ thì lâu hơn ai cấm nà. Đại để ổng muốn cho mình an tâm là không có khó khăn gì hết.

Thiếm Tư nghe hai thầy bàn ứng đối nên lúc thì lo âu, lúc thì thở nhẹ ra. Muốn Thiếm Tư nghỉ ngơi nên giáo Hoạch lên tiếng :

- Cũng không còn sớm đâu, mình lội xuống chợ cũ lo bữa trưa sẵn mua cơm về cho cô Đẹp nữa.

Mọi người đều đồng tình nên cùng nhau bước ra cổng. Thiếm ghé người lên giường ngồi trong khi Đẹp mắt vẫn còn hướng theo phía cổng.

(còn tiếp)

Trần Phú Mỹ