SỐ 40 - THÁNG 10 NĂM 2008

 

Thơ

Lầm
24Vũ Hoàng Thư
Qua công viên
24Di Trương
Đêm Mỹ Tho
21Phạm Hồng Ân
Gió về
18
Trần Việt Bắc
Bắc lưu
18Tử Hà
Bến yêu
18Huỳnh Kim Khanh
Thu
21
DTM - PTP - VHT
Thơ tri kỷ
21Ái Ưu Du
Khi tôi chết
21Hoàng Mai Phi
Đêm trăng tây bắc
24Đỗ Phong Châu
Hoa cỏ
24Tôn Thất Phú Sĩ
Trăng và tôi
21Kim Thành
Time stands still when I look into your eyes
18
Niles Vo
El Sol y La Luna
18Tiểu Châu
Em đến thăm một chiều mong manh
18Vinh Hồ
Oruga Hyakunin Isshu số 2
21
DTM - PTP - VHT
Thơ phiếm bầu cử Hoa Kỳ
21Tú Trinh


Truyện ngắn, Tâm bút, Tản mạn

Mùa thu và Paris
14
Xuân Phương
Căn nhà sau cửa biển
14Phan Thái Yên
Người tù điên
14Phạm Hồng Ân
Đoàn tụ
14Phan Ngọc Danh
Ban Mê và nỗi nhớ
13
Đỗ Trường
Vọng biển
14
Nguyễn Nhật Cường
Con búp bê tật nguyền
8Cỏ Biển
Nơi chỉ xài bạc cắc
8Tầm Xuân
Mái tóc của Huế xưa
8Trần Hoài Thư
Gió chướng
8Song Thao
Không gian ảo
8Tiểu Đỉnh
Chiếc áo gấm
8Ái Ưu Du
Trách nhiệm và luật pháp
8Đỗ Trường
Trở về
8Đỗ Phong Châu

Văn học, Biên khảo, Dịch thuật

Những biến cố liên quan đến sử Việt
1Trần Việt Bắc
Sống thiện chết lành - Kỳ 13
4Ngô Văn Xuân
Những lời tiên tri về tận thế
4Vinh Hồ

Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 27
3Hoàng Thiếu Khanh

Truyện dài

Giữa hai lằn đạn (19,20,21)
1Ái Ưu Du
Tân liêu trai - Người đàn bà Dốc Tuyết (2)
1
Hải Yên
Thằng Nèm
1Trần Phú Mỹ
Vô tình cốc - Hồi kết

1Huỳnh Kim Khanh


 

Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 27


Ngẫu hứng II

Nhất lệ thiên nhai sái đoạn bồng
La Phù giang thượng khởi thu phong
Hoàng vân bạch thủy lưỡng tương chiếu
Cấp quản bi ti vạn bất đồng
Lục xích câu mi trường dịch dịch
Tứ thời phao trịch thái thông thông
Chinh hồng ảnh lý gia hà tại
Ẩn ẩn Quỳnh vân tâm lưỡng phong

( Ngẫu hứng II

Nhìn những ngọn cỏ bồng rời gốc bay đi mà rơi lệ bên trời
Gió thu đã thổi xao xác trên sông La Phù
Áng mây vàng và làn nước bạc cùng soi bóng nhau
Tiếng tiêu thôi thúc và tiếng đàn buồn bã sao không chung điệu tí nào
Thân sáu thước bị gò bó phải vất vả dài dài
Bốn mùa thắm thoát nhanh như thoi đưa
Trong bóng chim hồng bay xa không biết nơi nào là quê cũ
Chỉ thấy đôi bong núi ẩn hiện trong mây của đất Quỳnh Côi )

Nhìn cỏ xa bay lệ bên trời
Gió thu xao xác trên La Phù
Mây vàng nước bạc cùng soi bóng
Tiếng địch âm đàn chưa lạc cung tơ 
Sáu thước thân gầy chừng đã mỏi
Bốn mùa thời chóng tựa thoi đưa
Bóng hồng xa tít nhà đâu tá
Hai núi chập chùng mây Quỳnh Côi

HTK

Ngày xưa, các quan đi bằng xe ngựa kéo. Để xe được êm trên đường làng gồ ghề, bánh xe được quấn bằng cỏ bồng. Đoạn bồng chỉ ngọn cỏ bồng đã đứt lìa và bay theo gió. Đây ám chỉ hoạn lộ (đường công danh) đã bị gián đoạn. Ý này được lập lại nhiều lần trong những bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du. 

Bài kế tiếp là bài Đề Nhị Thanh Động phảng phất mùi thiền. Động Nhị Thanh là động đẹp nhất trong Ba Động ( Nhất Thanh, Nhị Thanh và Tam Thanh). Dộng này có suối thiên nhiên, có hang thông suốt cho ánh mắt trời dọi xuống, có cảnh chùa, có tượng Phật nằm ở phía Bắc của tỉnh Lạng Sơn.

Đề Nhị Thanh Động

Bàn cổ sơ phân bất ký niên
Sơn trung sinh quật, quật sinh tuyền
Vạn ban thủy thạch thiện đại xảo
Nhất lạp càn khôn khai tiểu thiên
Mãn cảnh giai không hà hữu tướng
Thử tâm thường định bất ly thiền
Đại sư vô ý diệc vô tận
Phủ thán thành trung đa biến thiên

( Viết đề Động Nhị Thanh

Từ thời Bàn Cổ chia ra không biết tự năm nào
Trong núi sinh  ra hang, trong hang sinh ra  suối
Mọi thứ nước, đá sắp xếp thật khéo léo
Một hạt trời đất mở ra một vùng trời nho nhỏ
Khắp cảnh đều là không thì làm gì có tướng
Lòng này vẫn thường nhập định không lìa xa cõi thiền
Đức Phật không ý nhưng lòng bao la vô tận
Nhìn xuống thành nhiều cảnh thay đổi lòng cũng ngậm ngùi)

Bàn cổ phân ra không nhớ năm
Trong non hang động nước tuôn dòng
Nước chen trong đá sao mà khéo
Trời nhỏ sinh từ hạt càn khôn
Mọi cảnh đều không sao có tướng
Lòng này thiền định chẳng chia phân
Đại sư không ý, lòng vô hạn
Thấy cảnh đổi dời cũng xốn xang

                                                HTK

Bài tới. Độc Tiêu Thanh Ký là nền tảng hoặc là yếu tố làm chấn động tâm hồn Tố Như trước khi sáng tác truyện Kiều. Tiểu Thanh là một thiếu nữ t1i sắc vẹn toàn, sống đời Minh. Vì tình cảnh ngang trái, nàng làm lẽ cho một quan họ Phùng. Vợ chánh biết được, nổi ghen đái nàng sống cô đơn ở một ngôi nhà gần núi Côn Sơn cạnh bờ hồ. Nàng buồn buồn chết khi mới vừa mười tám tuổi.

Độc Tiểu Thanh Ký

Tây Hồ hoa uyển tẩn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư

Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vân kỳ oan ngã tự cư
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như

( Đọc chuyện Tiểu Thanh

Vườn hoa bên Tây Hồ đã bị chôn vùi thành bãi hoang
Chỉ thăm viếng nàng qua lần đọc một cuốn sách bên của sổ
Son phấn nếu có thần chắc phải tiếc thương sau cái chết
Văn chương không có số phải liên lụy khi bị đốt đi dang dở
Mối hận xưa nay khó hỏi trời cho ra lẽ
Nỗi oan mây gió mình ta tự ở
Không biết ba trăm năm sau này
Có ai là người còn khóc tố Như?

Vườn hoa Tây Hồ thành bãi hoang
Bên cửa đọc về chuyện tang thương
Son phấn có thần chắc phải khóc
Văn chương không số đốt còn vương
Xưa nay chuyện hận trời khó hỏi
Mây gió oan khiên ta náo nương
Không biết ba trăm năm sau nữa
Có ai vì Tố nhủ lòng thương? )

HTK

Tiểu Thanh, Đạm Tiên và Thúy Kiều đều là nhũng người đàn bà tài sắc vẹn toàn nhưng cùng chia chung một sô phận hẩm hiu của một kẻ hồng nhan bạc mệnh. Tố Như vì thương xót cho số phận bạc bẽo của những người đàn bà này mà sáng tác Truyện Kiều. Hồng nhan bạc mệnh, tài mệnh tương đố là là hai lý thuyết chính làm nòng cốt trong văn chương Nguyễn Du.

Tiễu Thanh có viết một tập thơ ai oán tả thân phận mình. Vợ cả đem đốt đi nhưng có vài trang còn sót lại( phần dư: Phần là đốt; dư là còn sót lại), Những bài thơ còn lại được ghi nhận trong Phần Dư Cảo.

Tam bách dư niên hậu: Hơn ba trăm năm sau. Nhiều học giả cho rằng đây là khoảng thới gian từ lúc Nguyễn Du đọc truyện Kiều nguyên bản của Trung Quốc mô tả một gái làng chơi hoặc chuyện Tiểu Thanh, một cô gái trẻ tài sắc nhưng có một đời tình cảm bi đát. Theo thiển ý, ba trăm năm là một ý chỉ thời gian dài đằng đẵng với bao biến cố lịch sử xảy ra rồi tái diễn như cũ.Theo triết lý Đông phương, một thế ( đời) có sáu mươi năm, rồi cứ thế mà luân chuyển. Ba trăm năm là thời gian cho năm thế. Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng nói bao gồm có ba trăm năm. Nostradamus cũng thế.     

( Còn tiếp)

Hoàng Thiếu Khanh