SỐ 40 - THÁNG 10 NĂM 2008

 

Thơ

Lầm
24Vũ Hoàng Thư
Qua công viên
24Di Trương
Đêm Mỹ Tho
21Phạm Hồng Ân
Gió về
18
Trần Việt Bắc
Bắc lưu
18Tử Hà
Bến yêu
18Huỳnh Kim Khanh
Thu
21
DTM - PTP - VHT
Thơ tri kỷ
21Ái Ưu Du
Khi tôi chết
21Hoàng Mai Phi
Đêm trăng tây bắc
24Đỗ Phong Châu
Hoa cỏ
24Tôn Thất Phú Sĩ
Trăng và tôi
21Kim Thành
Time stands still when I look into your eyes
18
Niles Vo
El Sol y La Luna
18Tiểu Châu
Em đến thăm một chiều mong manh
18Vinh Hồ
Oruga Hyakunin Isshu số 2
21
DTM - PTP - VHT
Thơ phiếm bầu cử Hoa Kỳ
21Tú Trinh


Truyện ngắn, Tâm bút, Tản mạn

Mùa thu và Paris
14
Xuân Phương
Căn nhà sau cửa biển
14Phan Thái Yên
Người tù điên
14Phạm Hồng Ân
Đoàn tụ
14Phan Ngọc Danh
Ban Mê và nỗi nhớ
13
Đỗ Trường
Vọng biển
14
Nguyễn Nhật Cường
Con búp bê tật nguyền
8Cỏ Biển
Nơi chỉ xài bạc cắc
8Tầm Xuân
Mái tóc của Huế xưa
8Trần Hoài Thư
Gió chướng
8Song Thao
Không gian ảo
8Tiểu Đỉnh
Chiếc áo gấm
8Ái Ưu Du
Trách nhiệm và luật pháp
8Đỗ Trường
Trở về
8Đỗ Phong Châu

Văn học, Biên khảo, Dịch thuật

Những biến cố liên quan đến sử Việt
1Trần Việt Bắc
Sống thiện chết lành - Kỳ 13
4Ngô Văn Xuân
Những lời tiên tri về tận thế
4Vinh Hồ

Nguyễn Du trong thi ca Việt Nam - Kỳ 27
3Hoàng Thiếu Khanh

Truyện dài

Giữa hai lằn đạn (19,20,21)
1Ái Ưu Du
Tân liêu trai - Người đàn bà Dốc Tuyết (2)
1
Hải Yên
Thằng Nèm
1Trần Phú Mỹ
Vô tình cốc - Hồi kết

1Huỳnh Kim Khanh


 

Thằng Nèm

 

(tiếp theo)

-  Mấy bữa rày chộn rộn ở đây, Út không biết ở nhà có chuyện gì không ?
-  Út lo cho Út ở đây nè. Dù có lo cho mấy, chuyện ở Mỹ An có thay đổi gì được đâu. Thôi Út nằm xuống nhắm mắt một chút đi.

Thiếm Tư nghe lời nằm xuống giường, xoay nghiêng người vô vách.
Chuyện gì đến sẽ phải dến ; Thiếm Tư cơm nước xong xuôi thì mọi người về tới. Rồi thì y tá đến đưa Thiếm Tư dến phòng mổ vì ho còn cần coi lại sức khỏe của Thiếm có sẵn sàng hay chưa ? Đến hai giờ bác sĩ Louis đến cùng với một người Pháp khác được giáo Hoạch giới thiệu là chuyên viên tê mê. Cả hai bàn tán điều gì đó rồi nhờ giáo Hoạch giải thích cho Thiếm rõ là vì để tránh tình trạng nhiễm trùng họ phải chích ngừa cho Thiếm. Thực ra vì không muốn Thiếm hồi hộp nên giáo Hoạch đã tránh không nói rõ đó là thuốc mê. Sau khi tiêm mũi thuốc, Thiếm cảm thấy lừ đừ, mọi vật từ từ mờ dần, nhạt nhòa và cuối cùng Thiếm chẳng còn hay biết gì nữa.

Tiếng nói chuyện loáng thoáng bên tai, từ từ làm Thiếm tỉnh lại. Có cái gì khác lạ trên mặt khiến hai tay Thiếm rờ rẫm trên mặt. Thiếm chợt hiểu ra :

- Oa ! đã xong xuôi rồi sao. Tưởng như mới vừa tức thì...

Cái cảm giác khác lạ từ từ làm cho Thiếm cảm nhận rõ hơn là phía môi trên bị băng kín lại, lại có chút ê ẩm pha lẫn cái lăn tăn mà lần đầu Thiếm có.
Ông bà chủ Ruộng đến bên giường :

- Bây yên tâm nghỉ ngơi chuyện mổ xẻ đã xong. Bác sĩ cho biết là kết quả rất tốt vì bây lên trái khi còn rất nhỏ và vết sứt trên môi khá rộng nên khi mổ ra và vá lại sau nầy nếu không chú ý lắm thì chẳng mấy ai nhận ra.

Thiếm Tư ứa nước mắt cảm ơn cho sự đãi ngộ mà ông bà chủ ruộng thật tâm mang đến cho Thiếm. Thiếm không kềm hãm được nên ấp úng :

- Con cảm ơn ông bà.

Sự chí tình trong câu nói ngắn gọn làm mọi người xúc động. Để lảng sang chuyện khác ông chủ Ruộng đánh tiếng :

- Để cho con Đẹp nó biết mặt mũi của Thầy Gòn với người ta chiều nay má thằng Lành sẽ ở lại phòng với con Mẫn. Tụi tui sẽ mua cơm đem cho bà rồi cùng trở dìa nhà thằng Hoạch. Trả con Đẹp lại để hụ hợ với Út của nó.

Mọi người không ai lên chỉ chờ đợi theo sau khi nào ông bước ra. Giáo Hoạch tới bên giường nhìn Thiếm Tư :

- Chiều nay y tá sẽ mang thức ăn lỏng tới. Thiếm dùng ống hút chớ đừng rán kê miệng uống. Cái khó đã qua, chỉ chờ đợi ba ngày nửa sẽ cắt chỉ. Nếu mọi việc tốt đẹp thì vài ngày nữa mình về lại Mỹ An.

Đợi cho giáo Hoạch dứt lời, ông chủ Ruộng bước ra cửa. Đẹp quay lại thưa :

- Thưa bà, thưa Út con đi ra xóm.

 Đợi cho mọi người đi xa, bà chủ Ruộng dọ dẫm :

- Mẫn à ! bây liệu coi thằng Hoạch với con Đẹp có đẹp đôi không vậy hả ?
- Ối hơi sức đâu mình lo chuyện của mấy đứa. Tụi nó lớn rồi, nó ưng, nó chịu, nó cho mình hay thì chừng đó mình người lớn mới giúp ý tính toán sắp đặt cho tụi nó. Bây giờ mình chõ miệng vào. Tốt đẹp thì không nói gì, ngược lại nó đổ thừa là tại mình xúi biểu.
- Bây nói cũng phải nhưng ngặt nỗi thằng Hoạch nó cũng lớn rồi không nhắc không nhở lỡ chừng nó quên tới chừng già cóng cựa thì đã muộn rồi. Thôi thì thây kệ tụi nó; đâu có phải chuyện gì mình muốn là phải được đâu. Đến đâu thì mình tính đến đó.

Thiếm Tư cơm nước xong thì mọi người cũng về tới. Bà chủ Ruộng đến căn dặn Thiếm Tư chớ lo nghĩ điều gì, mọi việc rồi sẽ tốt đẹp thôi . Căn phòng trở nên yên lặng, dư vị của thuốc ngủ làm Thiếm Tư thấy ngầy ngật, cảm thấy khó chịu, Thiếm hối Đẹp đi ngủ sớm

Sau đó mỗi ngày y tá đến thay băng rửa vết mổ với ê te rồi lại thuốc men, chà xát trên mặt Thiếm Tư. Lúc vào nhà vệ sinh Thiếm len lén nhìn vô gương ; vẫn còn băng nên con Mẫn vẫn còn là con Mẫn chưa có gì thay đổi nhiều. Ngày thứ ba rồi cũng đến, hôm đó mọi người đều có mặt sớm. Cô y tá đã cho biết trước là đúng chín giờ họ sẽ đưa Thiếm Tư đến gặp bác sĩ Louis. Giờ khắc tuy dài đăng đẳng nhưng cuối cùng Thiếm Tư trong sự háo hức mong đợi đã được ngồi chờ tại văn phòng. Bác sĩ vừa bước vào, sức sống và nguồn hy vọng chợt bừng bừng trong Thiếm Tư. Xin lỗi vì đã để mọi người chờ ,bác sĩ Louis đeo đôi bao tay cao su rồi từ từ xoa đều trên mặt Thiếm Tư ; cuối cùng dừng lại và bắt đầu vừa xoa nhẹ vừa hỏi qua sư thông dịch của giáo Hoạch ;

- Bà có cảm thấy đau hay rát, xót ở đâu không ? Nơi mổ bà có cảm giác gì hay không ?

Thiếm Tư nhờ giáo Hoạch cho bác sĩ biết là có cảm giác rờn rợn. Nghe vậy bác sĩ có vẻ hài lòng và bảo y tá chuẩn bị cắt băng. Thiếm Tư như ngưng thở khi từng lớp vải tháo ra. Hai mắt THiếm theo dõi phản ứng của bác sĩ khi lớp vải cuối cùng được tháo ra. Nhìn thấy vẻ hài lòng Thiếm biết chắc là mọi việc đều được tốt đẹp, Thiếm muốn bật dậy tìm cái kiếng để nhìn khuôn mặt của chính mình. Đoán được tâm ý của Thiếm bác sĩ Louis ra dấu bảo y tá mang cái kiếng nhỏ đến cho Thiếm nhìn. Vừa thoáng nhìn Thiếm sửng sốt : Có thiệt là con Mẫn hay không ? sự khác biệt của khuôn mặt trước và sau khi mổ quả thật là khác biệt . Bác sĩ Louis bắt tay Thiếm chúc mừng cho sự thành công. Giáo Hoạch cũng ngạc nhiên không kém, vết thẹo tuy còn chỉ nhưng đã cho thấy một thay đổi, một sự khác biệt vô cùng.

- Ông giáo nói giùm với bác sĩ tui thật đội ơn.

Giáo Hoạch bèn quay sang dịch lại lời tri ân của Thiếm, bác sĩ nhìn Thiếm rồi khẻ gật đầu. Sau đó bác sĩ lại giải thích những gì xem ra rất quan trọng nên giáo Hoạch thỉnh thoảng lại gật đầu lập lại. Leo lên ngồi trên chiếc xe lăn, Thiếm chỉ muốn nhanh chóng trở về nhưng vì phải chờ giáo Hoạch Thiếm phải cố dằn lòng. Một lúc sau giáo Hoạch bước ra :

- Chút nữa về phòng, y tá sẽ mang một vài loại thuốc đặc biệt cho Thiếm dùng trong lúc nầy, khi da hãy còn non và vết sẹo cần phải được bảo vệ khi ra nắng.
- Bác sĩ có cho biết là khi nào mình có thể đi dìa?
- Chiều ngày mốt sau khi ông đến phòng xem lại lần nữa ; nếu mọi việc tốt đẹp thì sáng hôm sau mình sẽ ngồi xe đò về lại Mỹ An.

Thiếm Tư vững dạ khi nghe về lại Mỹ An, lòng lại còn rộn rã hơn nữa khi tưởng đến cảnh hai đứa nhỏ ngạc nhiên, mừng rỡ khi nhìn thấy gương mặt đổi mới của Thiếm. Cô y tá vừa đẩy về dến phòng, ông bà chủ Ruộng ngó sững :

- Quỷ thần thiên địa ơi ! con Mẫn nầy nó có duyên ngầm. Tướng lộ ra rồi nên duyên dáng cũng theo liền sau.
- Út ơi ! không những Út trẻ ra mà còn đẹp nữa.

Thiếm Tư bẽn lẽn bước vô ngồi trên giường vò vò chéo áo. Bà chủ Ruộng tới gần bên nhìn kỹ :

- Coi vậy chớ cái thẹo trên môi còn non nớt lắm. Bây phải cẩn thận nha Mẫn ? Giáo Hoạch bây không hỏi coi có thêm thuốc men gì thì tiện thể mình mua luôn.
- Có, bác sĩ Louis có dặn con phải làm gì khi về nhà. Lát nữa y tá mang thuốc tới chừng đó con mới cắt nghĩa cho Thiếm biết.

Ông chủ Ruộng nhìn Thiếm Tư rồi chẩm rải :

- Không biết mình có thể xin cho con Mẫn ra ngoài cho biết Thầy Gòn với người ta không ? Vả lại mình cũng nên mua sắm chút đỉnh cho hai đứa nhỏ, chút quà cáp cho chòm xóm
- Nói chi lòng vòng cho lâu ; cứ nói thẳng là ông lo cho lũ cháu nội của ông chớ gì. Biết con không ai bằng mẹ, ông hỏi con Mẫn coi lũ nhỏ nó thích cái gì thì mình mua cho nó.

Thiếm Tư ngần ngại một lúc lâu rồi nói :

- Từ nhỏ cho tới lớn tụi nó chỉ quanh quẩn ở Mỹ An nên có biết gì đâu mà mong mà muốn. Theo tui cứ cho mỗi đứa một bộ đồ, một đôi dép là bảnh chẹ lắm rồi.

Bà chủ Ruộng biết ý ông chồng, ông không chỉ mua có vậy thôi cho thằng đích tôn nên giả lả

- Thôi thì hễ mình gặp cái gì tụi nó cần thì mình mua

 Thiếm Tư ngồi im lặng không thêm bớt lời nào vì Thiếm biết rõ thật sự Thằng Nèm giờ đây là núm ruột duy nhất của hai vợ chồng.

(còn tiếp)

Trần Phú Mỹ